SÂU ĐỤC TRÁI CHÔM CHÔM

sau-duc-trai-chom-chom

Khi canh tác cây chôm chôm, có nhiều loài sâu hại tấn công tuy nhiên sâu đục trái là loài gây hại nghiêm trọng cần được chú ý. Ngoài chôm chôm, sâu hại này còn tấn công trên nhiều loại cây ăn quả khác gây hậu quả nặng nề. Bà con hãy cùng ABA Chemical tìm hiểu về đặc tính loài và cách phòng trừ hiệu quả nhất.

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÂU ĐỤC TRÁI CHÔM CHÔM

Tên khoa học Conogethes  punctiferalis
Bộ  Lepidoptera (Cánh phấn)
Họ Pyralidae (Ngài sáng)
Gây hại trên cây trồng Chôm chôm, nhãn, mãng cầu xiêm, sầu riêng, ổi,…

BIỂU HIỆN CỦA SÂU ĐỤC TRÁI CHÔM CHÔM

  • Trứng thường được đẻ ở gần cuống và nơi tiếp giáp giữa các trái. Sâu non khi nở sẽ cắn phá vỏ trái, rồi đục vào phần thịt ăn lấy quả.
  • Từ khi trái chôm chôm non cho đến khi trái chín đều có thể bị sâu đục trái tấn công, nhưng nghiêm trọng nhất là vào lúc trái vô cơm.
  • Sâu cắn phá trái non thường để lại tơ kết dính, chúng ăn sạch cả phần hạt của trái non, khiến trái bị biến dạng, khô héo và có thể bị rụng.
  • Đối với những trái lớn bị sâu gây hại sẽ để lại những đường ngoằn ngoèo, hư trái, xấu xí.

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT SÂU ĐỤC TRÁI

  • Trứng: Kích thước tương đối lớn với chiều dài khoảng từ 2 đến 2,5mm, có hình bầu dục. Lúc đầu trứng có màu trắng sữa về sau khi gần nở sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. 
  • Sâu non: Thân màu hồng với đầu màu nâu, trên lưng thường có những đốm nâu nhỏ và lông nhỏ tương đối cứng. Sức đẩy của sâu có thể lên đến 20 hoặc 22mm.
  • Sâu trưởng thành: Là một loài bướm với chiều dài thân từ 10 đến 12mm, sải cánh rộng lên đến 22 – 25mm. Bướm thường có màu vàng, trên cánh có nhiều chấm nhỏ li ti màu đen. Chúng thường ẩn nấp dưới tán lá vào ban ngày và hoạt động khi đêm đến.
  • Nhộng: Màu nâu nhạt, bên ngoài bao bọc bằng kén tơ, vị trí hóa nhộng của sâu thường là nơi tiếp giáp giữa các trái hoặc kẽ trái.
sau-duc-trai-chom-chom
Nhận biết sâu đục trái hại chôm chôm

HẬU QUẢ

  • Sâu đục trái tấn công khiến trái chín bị mất phần thịt, trái thối hoặc hư hỏng, mất giá trị nông sản, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
  • Bướm thường đẻ trứng vào cuống trái, cắn phá từ trong ra ngoài làm cho quá trình phát hiện lâu hơn. Đến khi nhận biết sâu thì hầu như trái đã hư hỏng.

BIỆN PHÁP 

Biện pháp phòng ngừa sâu đục trái chôm chôm

  • Sau mỗi đợt thu hoạch trái cần vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa những cành già, không cho trái để tạo độ thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ và giúp phát hiện sâu hại dễ dàng hơn.
  • Có thể dùng biện pháp thủ công là bao trái để hạn chế sự tấn công của sâu đục trái.
  • Thường xuyên thăm vườn kiểm tra định kỳ để kịp thời phát hiện sâu hại.

Biện pháp phòng trị sâu đục trái chôm chôm

  • Khi phát hiện trái chôm chôm bị sâu đục trái tấn công nên loại những bộ phận hư hại ra khỏi vườn, đem đi tiêu hủy để tránh lây lan đến cây khác.
  • Khi vườn chôm chôm phát hiện mật độ sâu hại cao khoảng 10% số trái nên tiến hành phun các thuốc trừ sâu chứa các hoạt chất như Emamectin, Cypermethrin, Chlorantraniliprole,…

Trên đây là những thông tin về loài sâu đục trái chôm chôm mà ABA Chemical muốn chia sẻ đến bà con. Chúc bà con một vụ mùa bội thu!

Xem thêm:

> Thuốc BVTT

> Phân bón

Liên hệ ngay hotline tư vấn: 0877 877 655 – 0899 476 777

——————————————————————-

ABA CHEMICAL – KIẾN TẠO THÀNH CÔNG

  • Nhập khẩu – cung ứng hóa chất và sản phẩm theo yêu cầu.
  • Nguyên cứu & phối chế, gia công sản xuất sản phẩm.
  • Cung ứng vật tư bao bì, thiết kế in ấn nhãn mác, video review kỹ thuật sản phẩm và công nghệ sản xuất.
  • Định hướng kinh doanh, tư vấn pháp lý ngành & đào tạo chuyển giao kỹ thuật.

Hotline: 0877 877 655 – 0899 476 777

Email: contact@abachemical.com

Website: www.abachemical.com

Địa chỉ: 108 Trần Đình Xu, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam